Bệnh Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Bệnh Dạ Dày

Bệnh dạ dày là loại bệnh thuộc lớp bệnh tiêu hóa thường gặp nhất hiện nay. Loại bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và đời sống của người mang bệnh. Vì vậy nếu bạn không có cho mình được sự hiểu biết nhất định về loại bệnh này thì bạn sẽ luôn ở thế bị động và có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào. Vậy nên sau đây hãy cùng Thảo Dược Quý tìm hiểu về những nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh dạ dày một cách hiệu quả dứt điểm để có được cho mình một bí quyết chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho mình nhé.


Bệnh dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh dạ dày.


Nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày.


Bệnh dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh dạ dày 1.


Nhiễm H. pylori: Là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp loét dạ dày.


Thường xuyên dùng thuốc giảm đau: Một số thuốc – cụ thể là thuốc chống viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, …), naproxen (Aleve) và ketoprofen (Orudis) – có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.


Uống quá nhiều rượu: Rượu có thể kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày. Nghiện rượu có thể làm tăng viêm dạ dày.


Sử dụng cocain: Cocain có thể gây tổn thương dạ dày, dẫn tới xuất huyết dạ dày và viêm dạ dày.


Stress: Stress nặng do đại phẫu, tổn thương do chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây viêm dạ dày, cùng với loét và xuất huyết dạ dày.


Rối loạn tự miễn: Một loại viêm dạ dày (viêm teo dạ dày) có thể do rối loạn tự miễn khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày. Điều này làm cho niêm mạc dạ dày từ từ mỏng đi (teo). Lần lượt, dạ dày sản sinh acid ít hơn. Viêm teo dạ dày nặng và thiếu máu ác tính thường đi kèm nhau và hay gặp nhất ở người già. Viêm teo dạ dày là dạng viêm dạ dày mạn tính và hiếm khi gây các triệu chứng dạ dày-ruột.


Bệnh Crohn: Bệnh đường ruột này gây viêm mạn tính niêm mạc đường tiêu hóa – hiếm khi gặp ở dạ dày (viêm dạ dày). Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn, thường là đau và tình trạng suy nhược, bao gồm đau bụng và tiêu chảy toàn nước.


Xạ trị liệu và hóa trị liệu: Các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu và xạ trị liệu có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn tới loét và viêm dạ dày và một số loại bệnh tiêu hóa.


Bệnh trào ngược mật: Các dạng viêm dạ dày ít gặp khác do bệnh toàn thân như suy gan hoặc suy thận.


Triệu chứng bệnh dạ dày.


Bệnh dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh dạ dày 2.


Triệu chứng cơ năng:


Đau bụng vùng thượng vị:


- Đau có chu kỳ (loét dạ dày, loét tá tràng), đau không chu kỳ (đau do viêm dạ dày, tá tràng hoặc ung thư dạ dày).

- Đau có lan xuyên (loét dạ dày lan lên trên và sang trái), loét hành tá tràng (lan ra sau lưng và sang phải).
Liên quan đến bữa ăn: loét dạ dày đau khi no, loét hành tá tràng đau khi đói, ăn vào hết đau.


Kém ăn:


Là một triệu chứng không đặc hiệu (ăn mất ngon, ăn ít hơn).

Lâm sàng chia 2 loại: loại kém ăn giảm lực( cảm giác tiêu hoá chậm, đầy bụng, cảm giác nặng nề… ). Loại kém ăn tăng lực ( có cảm giác đau vùng thượng vị, rát bỏng, nôn…)


Ợ chua: Ợ không phải là triệu chứng quan trọng, ợ là biểu hiện của:


- Rối loạn vận động dạ dày: lỗ tâm vị không đóng kín.

- Thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu nên sinh hơi. Thức ăn và hơi có thể lên tận trên họng mà người có bệnh cảm thấy vị chua.

- Nôn và buồn nôn: Các bệnh của dạ dày gây nôn và buồn nôn:

- Bệnh viêm dạ dày.

- Đợt tiến triển của loét dạ dày-tá tràng.

- Ung thư dạ dày.

- Hẹp môn vị do bất cứ nguyên nhân gì.


Chảy máu: Có thể là một triệu chứng, có thể là một biến chứng:


- Viêm dạ dày cấp do thuốc.

- Ung thư dạ dày.

- Loét dạ dày – tá tràng.

- U lành dạ dày (polip, u mạch).


Triệu chứng thực thể:


Trong cơn đau loét dạ dày – tá tràng thăm khám thấy:

- Điểm thượng vị ấn đau (loét dạ dày).

- Điểm môn vị – hành tá tràng ấn đau (loét hành tá tràng).

- Dấu hiệu óc ách lúc đói (+), Bouveret (+): gặp trong hẹp môn vị.

- Gõ thượng vị đau: gặp trong viêm dạ dày…


Cách chữa bệnh dạ dày.


Bệnh dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh dạ dày 3.


Nghệ: Nhiều người cho rằng nghệ đen (tán thành bột) trộn với mật ong chữa bệnh viêm loét dạ dày hay hơn cả nghệ vàng, vậy giữa nghệ đen và nghệ vàng chữa dạ dày thật sự cái nào đúng hơn?

- Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày. Ngoài ra mật ong còn giúp bạn phòng chống bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.


- Nghệ đen có tác dụng phá ứ tiêu tích mạnh nên không được dùng cho phụ nữ có thai, dùng nghệ đen chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa.
Cây nha đam (lô hội): Nhựa của nó có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 10g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.


Nước ép bắp cải chữa đau dạ dày: Mỗi ngày uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt vì trong bắp cải có chứa vitamin U (ulcer) có tác dụng chống loét dạ dày. Nước ép bắp cải chứa nhiều vitamin U có tác dụng chống loét dạ dày


Dùng quả chuối sứ xanh: không cần chuối hột, phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi đem tán thành bột, dùng chuối chín chấm vào bột rồi ăn hoặc pha nước uống, chuối có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của màng nhày lót bên trong dạ dày làm cho màng nhày dày lên và lành các vết loét. Mỗi ngày cho vào khẩu phần ăn một ít bột chuối sẽ tránh viêm loét dạ dày và bệnh táo bón hiệu quả.
Bao tử heo: Chữa tiêu chảy kiết lỵ cam tích. Chữa người thận hư di tinh, người yếu dạ dày dẫn đến tiêu lỏng thì hầm chung hạt sen ăn (khoảng 10g).
Bao tử nhím: (không cần phải còn thức ăn bên trong) dùng chữa đầy hơi sình bụng ăn không tiêu.


Dùng chè dây: chè dây có chứa một hoạt chất là flavonoid có có tác dụng chống viêm nên chè dây có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ dày – hành tá tràng là làm sạch Helicobarter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này.


Lá mơ: Giã nhuyễn lấy nước cốt uống chữa bệnh dạ dày? Dân gian hay dùng lá mơ làm thuốc chữa lỵ nhờ tinh dầu có tác dụng kháng sinh đường ruột. Họ còn lấy lá mơ phơi khô tán mịn nhồi chung bột gạo gói bánh ăn cho bổ dạ dày và giúp tiêu hóa dễ dàng. Uống nước cốt thì sẽ gây kích ứng thêm không có lợi.


Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh dạ dày hiệu quả để giúp các bạn có được cho mình một bí quyết phòng chống bệnh dạ dày một cách hiệu quả. Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu thêm về một số loại bệnh khác như: bệnh tiểu đường, bệnh táo bón,… tại thaoducquy.org để có cho mình một cách chăm sóc sức khỏe hoàn hảo hơn nhé!



Bệnh Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Bệnh Dạ Dày

Nhận xét