Bệnh Thủy Đậu: Những Điều Bạn Cần Biết Về Bệnh Thủy Đậu

Bệnh thủy đậu là loại bệnh thuộc lớp bệnh ngoài da. Loại bệnh này gây ra cho người mang bệnh cảm giác ngứa, rát khó chịu và có thể gây ra các biến chứng về sau. Loại bệnh này rất dễ bị lây lan nên nếu bạn không có cho mình được sự hiểu biết để đề phòng thì bạn có thể bị mắc bệnh bất cứ lúc nào. Vậy sau đây Thảo Dược Quý sẽ chia sẻ những điều bạn cần biết về bệnh thủy đậu để giúp các bạn có được cho mình được một bí quyết chăm sóc sức khỏe hoàn hảo nhé. 


Bệnh thủy đậu: những điều bạn cần biết về bệnh thủy đậu.


Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu


Thuỷ đậu là một bệnh ngoài da do virus varicella-zoster gây ra.


Bệnh thủy đậu có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng thường là ở trẻ từ 5-9 tuổi.


Thủy đậu bị nặng nhất xảy ra ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.


Bệnh xảy ra nhiều nhất ở mùa đông xuân.


Bệnh lây lan qua việc tiếp xúc với chất dịch của người bệnh qua da, quần áo, hay lây lan bệnh qua việc tiếp xúc với nước bọt của người bệnh qua đường không khí khi giao tiếp nói chuyện với người bệnh thủy đậu.


Triệu chứng của bệnh thủy đậu


Kể từ khi bạn bị nhiễm virus gây bệnh thủy đậu do tiếp xúc với người bị thủy đậu, sống chung môi trường với người bị thủy đậu mà hệ miễn dịch bị tổn thương cho đến khi bệnh bắt đầu có triệu chứng biểu hiện trên cơ thể trung bình là 14 ngày, có người bị sớm hơn (10-12 ngày) và có người trên 20 ngày mới bị phát bệnh.


Khi bệnh thủy đậu mới phát sinh, trên cơ thể bạn sẽ nổi những mụn nước có màu hồng nhạt ở các bộ phận như mặt, chân, tay, và nhanh chóng lan ra trên toàn thân trong vòng 24 giờ. Người bệnh có thể bị từ vài nốt mụn đến hơn 500 mụn nước trên cơ thể tùy theo bị nhiễm bệnh nặng nhẹ và cơ địa, sức đề kháng từng người khác nhau.


Mụn nước do bệnh thủy đậu gây nên có kích thước nhỏ, bên trong có dịch nước, tuy nhiên nếu bạn bị nhiễm nặng thì kích thước của mụn nước có thể lớn hơn thậm chí có màu đục do chứa mủ bên trong.


Nếu là trẻ em bị nhiễm bệnh, bé có thể kèm theo triệu chứng sốt nhẹ từ 37-38oC, biếng ăn, cơ thể bé khó chịu nên hay “chướng tính”, hay khóc, ho ít, nước mũi loãng trong.


Nếu là người lớn bị nhiễm bệnh, thường kèm theo triệu chứng sốt cao có thể trên 40oC, đau đầu, đau họng, các cơ đau nhức, toàn thân mệt mỏi, rã rời, buồn nôn và nôn nhiều.


Ở những vùng bị nổi mụn nước bạn có cảm giác nóng ran, ngứa rất nhiều, nếu bạn càng gãi, mụn nước bị vỡ ra thì bệnh càng nặng và nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng càng nghiêm trọng hơn.


Cách điều trị bệnh thủy đậu.


Bệnh thủy đậu: những điều bạn cần biết về bệnh thủy đậu 1.


Cũng tương tự như bệnh sởi, triệu chứng đáng sợ nhất của bệnh thủy đậu là toàn thân nóng ran, cảm giác rất ngứa ngáy, khó chịu và người bệnh chỉ muốn gãi thật mạnh lên những nốt mụn nước nhưng đây lại là hành động khiến cho bệnh thêm trầm trọng và có những biến chứng nguy hiểm, vì thế, cần sử dụng các loại thuốc chống ngứa như Chlorpheniramine, fexofenadine v.v. hoặc các loại thuốc kháng histamine khác có tác dụng giảm ngứa kèm theo thuốc giảm sốt, chống đau nhức, tuy nhiên phải sử dụng thuốc với sự hướng dẫn cẩn thận của bác sĩ.


Khi bị bệnh, hãy thường xuyên tám rửa sạch sẽ bằng nước ấm pha muối loãng hoặc xà phòng trung tính để làm dịu cơn ngứa.


Sử dụng thuốc bôi ngoài da: Như Acyclovir là một thuốc kháng virus được sử dụng để rút ngắn thời gian của bệnh, bạn phải dùng sóm ngay khi cơ thể bị phát bệnh thì mới hiệu quả nhé.


Sử dụng các bài thuốc chữa bệnh thủy đậu theo hướng dẫn của thầy thuốc Đông y tuy nhiên phải đảm bảo về y tín của thấy thuốc cũng như nguồn gốc của thuốc.


Việc điều trị bệnh thủy đậu đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn, chịu khó, tốt nhất bạn hãy quên đi mình đang bị bệnh, quên đi những cơn ngứa ra hành hạ bạn thì chỉ trong một thời gian ngắn bệnh sẽ nhanh chóng biến mất và không gây những biên chứng nguy hiểm khác.


Ngoài bệnh thủy đậu thì bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về một số loại bệnh khác như: bệnh sởi, bệnh gout,… tại thaoduocquy.org để có cho mình được những bí quyết chăm sóc sức khỏe hoàn hảo hơn nhé. Chúc các bạn thành công!



Bệnh Thủy Đậu: Những Điều Bạn Cần Biết Về Bệnh Thủy Đậu

Nhận xét